Chào mừng bạn đến với Hợp tác xã Ái Nghĩa ! chúc bạn ngày mới đầy năng lượng.

Mô hình sản xuất lúa, cây trồng cạn hiện đại ở Quảng Nam

Thứ hai - 28/08/2017 04:08
Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (The World Bank – WB) trong khuôn khổ Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7), tỉnh Quảng Nam đang triển khai áp dụng mô hình sản xuất lúa và cây trồng cạn với những kỹ thuật hiện đại, triển vọng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Sản xuất lúa và rau màu còn bộc lộ nhiều hạn chế

Tại tỉnh Quảng Nam, sản xuất lúa vẫn được thực hiện qui mô nhỏ, 2 vụ 1 năm, trên cả diện tích đất không thích hợp cho lúa ở vụ 2. Nếu trồng các cây trồng khác (ngô, lạc, đậu đỗ, rau), như nông dân ước tính, sẽ cho lợi nhuận cao hơn lúa tới 2-3 lần (theo ước tính của nông dân địa phương). Ngoài ra, rơm rạ thường được đốt tại ruộng, rác thải nông nghiệp chưa được xử lý.

Với lúa, các kỹ thuật canh tác tốt bền vững (ICM, IPM và SRI) chưa được áp dụng nhiều. Cho mỗi hécta (ha) lúa, mỗi vụ cần khoảng 15.000 m3 nước. Nông dân còn áp dụng các chế độ bón phân thiếu cân đối, thường bón nhiều đạm hơn yêu cầu, và còn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) chưa đúng qui trình. Theo kết quả điều tra chưa đầy đủ, hiện một số nông dân sử dụng phân đạm với tỷ lệ cao hơn (16 – 34 kg/ha) so với mức khuyến cáo của trung tâm khuyến nông tỉnh. Lượng thóc giống sử dụng cho 1 ha là 80 - 100 kg cho lúa thuần, 50 kg cho lúa lai, cao hơn nhiều so với yêu cầu. Gieo sạ không theo hàng, gieo dày gây khó khăn cho việc chăm sóc lúa, và còn tạo điều kiện cho một số dịch bệnh dễ phát triển.

Kỹ thuật SRI cũng đã được giới thiệu và thử nghiệm, tuy nhiên theo kết quả của Trung tâm khuyến nông và chi cục BVTV địa phương, hiện tại gói kỹ thuật này (theo đúng chuẩn) là khó có thể được áp dụng hiệu quả đối với lúa nước, vì điều kiện đồng ruộng (mặt bằng ruộng, hệ thống tưới tiêu...) và các yếu tố khác không phù hợp. Với các cây trồng khác cũng vậy, nhiều kỹ thuật canh tác bền vững (ICM, IPM...) chưa được áp dụng nhiều.

Nguyên nhân của những hạn chế nói trên là do hệ thống tưới, tiêu chưa đảm bảo để chủ động nước tưới theo phương pháp tiết kiệm nước cho lúa và chưa có hệ thống tưới cho hầu hết diện tích rau màu. Hiện tại, các hệ thống kênh mương chỉ tập trung cho lúa; Hạ tầng đồng ruộng chưa đủ điều kiện, chẳng hạn như bờ thửa, mặt bằng…, không đáp ứng yêu cầu của sản xuất qui mô lớn, cơ giới hóa và áp dụng phương pháp tưới tiết kiệm, quản lý cây trồng thông minh,…

Chưa có nguồn giống tốt, đặc biệt là chưa có bộ các giống cây trồng phụ để phát triển hệ thống đa dạng cây trồng phù hợp điều kiện địa phương; Chưa có nguồn phân hữu cơ tại chỗ và nông dân chưa được trang bị kỹ năng, nhận thức để sản xuất phân hữu cơ từ các nguồn rác thải nông nghiệp để bón cho cây trồng. Năng lực và nhận thức của cán bộ và nông dân về biến đổi khí hậu (BĐKH), CSA và thích ứng, giảm thiểu còn hạn chế; Các dịch vụ nông nghiệp còn kém chất lượng và chưa đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá qui mô lớn áp dụng các thực hành CSA; Chưa có các mối liên kết và hợp tác hiệu quả gữa nông dân trong cộng đồng, và giữa nông dân với các bên liên quan khác.

Áp dụng kỹ thuật hiện đại vào sản xuất lúa, cây trồng cạn

 

1 copy 1474935516871
Mô hình lúa cánh đồng mẫu lớn tại Quảng Nam.

 

Để khắc phục tình trạng trên, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam cho biết: Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (The World Bank – WB) trong khuôn khổ Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7), Quảng Nam đã được chuyển giao và đang áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại vào xây dựng 3 hệ thống CSA cho lúa theo hướng đồng mẫu tại huyện Đại Lộc, Phú Ninh và Thăng Bình; 2 hệ thống CSA sản xuất đa dạng cây trồng cạn (lạc, đậu, rau màu; 1 tại Phú Ninh và 1 tại Đại Lộc) theo hướng tăng hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng nước, giảm phác thải và thích nghi biến đổi khí hậu (BĐKH) theo mô hình cải thiện hệ thống tưới, tiêu cùng với thúc đẩy phát triển và ứng dụng các thực hành nông nghiệp tốt thích ứng biến đổi khí hậu (climate smart agriculture – CSA) - là một trong những giải pháp để tái cơ cấu nền nông nghiệp của tỉnh này.

Đối với 3 hệ thống CSA cho lúa theo hướng cánh đồng mẫu (CĐM) tại Đại Lộc, Phú Ninh và Thăng Bình, ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam đang triển khai các nội dung như: Xây dựng kế hoạch hoạt động cùng với các nông hộ và các đối tác địa phương; Xác định nhóm nông hộ (thuộc tổ chức dùng nước do hợp phần 1 xây dựng) tham gia thực hiện hoạt động; Đánh giá, lựa chọn giống lúa thích hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương (bao gồm cả phân tích mẫu đất và xác định các vùng đất khó khăn; Thử nghiệm một số giống lúa khác nhau).

Đồng thời triển khai xây dựng và hoàn thiện qui trình kỹ thuật canh tác bền vững, qui trình ICM cho lúa trong điều kiện cụ thể tại địa phương (bao gồm cả phân tích mẫu đất và thử nghiệm, so sánh một số kỹ thuật và qui trình khác nhau); Hoàn thiện qui trình xử lý, bảo quản, sơ chế lúa sau thu hoạch.

Phát triển các mối liên kết; Xác định các đơn vị đối tác chính tham gia liên kết 4 nhà; Hoàn thiện qui trình xử lý xác cây trồng và sản phẩm phụ làm thức ăn chăn nuôi, che phủ đất hoặc làm phân bón hữu cơ; Hỗ trợ cải thiện cơ sở hạ tầng đồng ruộng (xây dựng hệ thống bờ thửa, hệ thống tưới tiêu, đảm bảo yêu cầu sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn).

Tăng cường năng lực, sản xuất và cung ứng lúa giống chất lượng; Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị phục vụ cơ giới hóa sản xuất; Nâng cấp và xây dựng hạ tầng, thiết bị phục vụ bảo quản và sơ chế sau thu hoạch, giảm thất thoát sau thu hoạch.

Tổ chức và hỗ trợ nông dân sản xuất lúa theo nhóm hộ và hỗ trợ nhóm thực hiện các hoạt động sản xuất theo hướng CĐM; Tổ chức tập huấn cho nông dân về các kỹ thuật ICM theo phương pháp lớp học đồng ruộng (FFS); Tổ chức các buổi tham quan thực địa để thảo luận hướng tới nhân rộng các hệ thống và các thực hành CSA.

Song song với mô hình sản xuất lúa nói trên, tỉnh Quảng Nam tiếp tục xây dựng 2 hệ thống CSA sản xuất đa dạng cây trồng cạn (lạc, đậu, rau màu; 1 tại Phú Ninh và 1 tại Đại Lộc ):

Xây dựng bản đồ thích nghi cây trồng tại huyện Đại Lộc (thuộc vùng tưới hồ Khe Tân), Thăng Bình, Núi Thành, Duy Xuyên, Phú Ninh và Quế Sơn (thuộc vùng tưới hồ Phú Ninh) để làm cơ sở dữ liệu phục vụ qui hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng (bao gồm cả phân tích mẫu đất và nghiên cứu các điều kiện liên quan).

 

2 copy 1474935516898
Các cánh đồng trồng rau màu xanh tốt tại Quảng Nam từ chương trình thuỷ lợi hoá đất màu.

 

Lập kế hoạch có sự tham gia và xác định nhóm nông hộ tham gia xây dựng mô hình; Đánh giá, lựa chọn giống cây trồng thích hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương; Xác định cơ cấu mùa vụ thích hợp cho các khu ruộng khác nhau (bao gồm cả phân tích mẫu đất và so sánh, đánh giá một số cây trồng, giống cây trồng khác nhau).

Xây dựng và hoàn thiện qui trình kỹ thuật ICM cho các cây trồng trong điều kiện cụ thể của địa phương (bao gồm cả phân tích mẫu đất và so sánh, đánh giá một số kỹ thuật và qui trình kỹ thuật bón phân, tưới nước... khác nhau); Hoàn thiện qui trình xử lý, bảo quản, sơ chế sau thu hoạch; Phát triển các mối liên kết; Xác định các đơn vị đối tác chính tham gia liên kết 4 nhà;

Xây dựng kỹ thuật xử lý thân, xác cây trồng và sản phẩm phụ làm thức ăn chăn nuôi, hoặc làm phân bón...; Hỗ trợ sản xuất hoặc cung ứng cây/hạt giống chất lượng của các cây đối tượng cây trồng; Cải thiện cơ sở hạ tầng đồng ruộng (san ruộng, bờ thửa, hệ thống tưới,...).

Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất; Hỗ trợ nâng cấp/xây dựng hạ tầng, thiết bị phụ vụ bảo quản và sơ chế sau thu hoạch, giảm thất thoát sau thu hoạch; Tổ chức nông dân sản xuất theo nhóm hộ và hỗ trợ nhóm thực hiện các hoạt động sản xuất xây dựng hệ thống CSA; Tổ chức tập huấn cho nông dân về các kỹ thuật ICM theo phương pháp lớp học đồng ruộng (FFS); Tổ chức các buổi tham quan thực địa để thảo luận hướng tới nhân rộng các hệ thống và các thực hành CSA.

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Xuống đồng nhổ mạ đầu xuân
Xuống đồng nhổ mạ đầu xuân

Sáng sớm mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn (ngày 14/2/2024), nông dân ở thị trấn Ái Nghĩa (Đại Lộc) đã hối hả xuống các chân ruộng được gieo giống “bố anh”, “bố em” để nhổ mạ lên cấy.

Cấy lúa, làm bánh, một HTX ở Quảng Nam có doanh thu 30 tỷ/năm
Cấy lúa, làm bánh, một HTX ở Quảng Nam có doanh thu 30 tỷ/năm

Cấy lúa, làm bánh, một HTX ở Quảng Nam có doanh thu 30 tỷ/năm, ông giám đốc là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2023

Nông thôn mới thời công nghệ số
Nông thôn mới thời công nghệ số

Chuyển đổi số sẽ là công cụ phục vụ đắc lực cho nông dân, các doanh nghiệp nhỏ và các HTX sản xuất kinh doanh tốt hơn, bền vững hơn theo xu thế thời đại. Việc ứng dụng chương trình chuyển đổi số sẽ giúp cho các HTX, doanh nghiệp ứng dụng, tạo ra nhiều cơ hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG LIÊN MINH HTX VIỆT NAM KHẢO SÁT TẠI HTX NN ÁI NGHĨA
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG LIÊN MINH HTX VIỆT NAM KHẢO SÁT TẠI HTX NN ÁI NGHĨA

Ngày 6/11 Đoàn công tác của Viện khoa học và môi trường Liên minh HTX Việt Nam phối hợp Công ty Qube, Blue planet đã tổ chức khảo sát tại HTX NN Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, Quảng Nam nhằm thực hiện biên bản ghi nhớ về việc chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực nông nghiệp tuần hoàn và bảo vệ môi trường ở khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã giữa viện KH&MT Liên minh HTX Việt Nam và Công ty TNHH năng lượng tái tạo QUBE.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây